Thoái hóa cột sống từ xưa đến nay luôn là một bệnh phổ biến đối với người cao tuổi, đặc biệt ở những người có sự hoạt động quá mức trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên hiện nay, bệnh thoái hóa cột sống đang ngày dần tăng lên ở độ tuổi trẻ hơn rất nhiều. Cho nên, chúng ta cần tìm hiểu các phương pháp để kiểm soát được các nguy cơ gây nên thoái hóa cột sống ở bản thân chúng ta. Và sự tập luyện để tăng sự vận động, sức khỏe ở người thoái hóa khớp rất là quan trọng, vấn đề này cũng luôn là câu hỏi ở bản thân người bệnh: Liệu những người bị thoái hóa cột sống có nên đạp xe đạp không? Cùng phòng khám DrKnee tìm hiểu nhé!
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống xảy ra khi lớp sụn của người bệnh bị mòn, là cho các đầu xương va chạm và ma sát với nhau, khi đó sẽ gây nên đau lúc vận động và chúng còn gây nên việc khô dịch khớp xảy ra nhanh chóng. Từ những nguyên do đó, khớp tại cột sống sẽ bị sưng lên, nặng hơn là hình thay gai xương ở đầu các xương ma sát và gây những cơn đau nặng cho người bệnh. Có 2 thoái hóa cột sống luôn được kể đến là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoái hóa cột sống cổ xảy ra ở những đốt sống bị tổn thương thuộc cổ, thông thường đó là những thoái hóa đốt trong đoạn C5 đến C7 của cột sống, khi đó những tổn thương gây ra có thể ảnh hưởng xung quanh vai gáy của người bệnh rất nhiều
Thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra ở những đốt sống bị tổn thương thuộc phần thắt lưng, thông thường đó là những thoái hóa đốt trong đoạn L1 đến L5 của cột sống, khi đó những tổn thương gây ra có thể ảnh hưởng thắt lưng và nặng thêm gây ảnh hưởng xuyến bẹn và chân của người bệnh.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống
Biểu hiện chung nhất đó là sự khó chịu rất lớn bởi bị đau nhức cao, đặc biệt ở những trường hợp người bệnh có sự vận động liên quan đến các cột sống đó như: cúi người xuống sâu để bê các vật khác, xoay người đột ngột, vặn cổ hay lưng quá mức hay hoạt động bình thường quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Mặt khác, khi chúng ta không vận động thì mức độ đau sẽ giảm đi rất nhiều.
Ở những người bệnh bị thoái hóa cột sống, bên cạnh những cơn đau khó chịu thì cũng sẽ khó khăn trong việc chọn lựa tư thế khi đứng, ngồi hay nằm. Bởi sự mỏi mệt của cột sống sẽ xảy ra sau thời gian ngắn mình duy trì một tư thế cố định.
Một tình trạng thường gặp nữa là những cơn đau ở phía dưới lưng do mỏi, cơn đau thường xảy ra rất liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt của người bệnh.
Cũng giống như việc thiếu chất nhờn ở khớp gối, khi thiếu chất nhờn ở cột sống thì cũng gặp tình trạng có âm thanh “lục cục, lạo xạo” khi chung ta vận động liên quan đến cột sống. Đặc biệt tiếng âm thanh sẽ to lên nếu bạn vận động cố sức để cúi người hay ưỡn ngực của mình, đối với tình trạng thiếu chất nhờn và khô khớp nhiều thì tiếng âm thanh càng nặng.
Hình ảnh thường thấy nhất khi bạn có sự thoái hóa cột sống nặng là tình trạng cong vẹo cột sống được nhìn thấy bằng mắt thường. Cổ của bạn có thể bị nghiêng nếu là tình trạng thoái hóa cột sống cổ hay cột sống thắt lưng của bạn bị nghiêng, vẹo làm tướng đứng của bạn không còn được thằng và cân bằng như người bình thường.
Nếu trường hợp đau nhiều và lâu dài, viêm và sưng sẽ xuất hiện sau đó. Tình trạng đó nếu sờ lên bạn sẽ thấy đau nặng hơn.
Bị thoái hóa cột sống có nên đạp xe hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi trên chính là có thể. Như các chuyên gia nói, sự vận động bằng cách đạp xe đạp giúp cho lưng và cột sống có thể uốn cong nhẹ nhàng, hoạt động lặp đi lặp lại với tần suất phụ thuộc vào tốc độ đạp xe. Cho nên, môn thể thao liên quan đến cột sống này cũng gây sự hoang mang cho người bệnh.
Thực tế, khi bạn thực hiện các buổi đạp xe nhẹ nhàng có thế giúp cho các đốt lưng của bạn có sự vận động linh động hơn, ổn định hơn tránh một số tình trạng cứng cột sống hay tê quá mức vùng lưng. Khi đó, các khớp sẽ được duy trì hoạt động, cơ lưng, cơ hông và cơ đùi đều có hoạt động liên quan giúp những cơn đau cũng sẽ thuyên giảm một phần trong quá trình bạn bị thoái hóa cột sống, ngoài ra còn hỗ trợ sự chắc khỏe của xương,
Cho nên, một số lợi ích có thể kể đến như:
- Sự đàn hồi của gân và cơ vùng lưng sẽ được tăng lên và kéo giãn ra đáng kể.
- Giúp tăng sự linh hoạt ở đốt sống cũng như xương khớp vùng cột sống.
- Một phần nữa làm máu lưu thông dễ hơn giúp người bệnh thoải mái hơn
- Ngoài ra cũng giúp người bệnh hỗ trợ đến các bệnh về đường hô hấp
>> Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc: Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Tập Gym Hay Không? Lợi Ích, Nguy Cơ và Phương Pháp Tập Luyện
Những lưu ý cho người bị thoái hóa cột sống khi tập chạy xe đạp?
Tuy đạp xe có rất nhiều lợi ích cho những người thoái hóa cột sống, tuy nhiên việc lựa chọn đạp xe như thế nào là đúng cách và hợp lý, loại xe nào là phù hợp, tần suất đạp xe như thế nào là điều người bệnh cần lưu ý rõ. Những lưu ý đó được kể đến là:
- Chọn những con đường đẹp, bằng phẳng để tập thể dục bằng cách đạp xe
- Đề ra thời gian cụ thể, 1 tuần 3-4 lần tránh việc hoạt động quá nhiều trong tuần
- Đạp khoảng 10-15 phút sẽ nghỉ ngơi sau đó đạp tiếp
- Cường độ đạp xe từ từ, chậm rãi không nên chạy quá nhanh gây mất sức và mất cân bằng ở cột sống
- Đối với người mới tập chạy thì nên bắt đầu bằng con đường ngắn, sau đó có thể tăng từ từ tùy thuộc vào sức khỏe
- Tư thế: Lưng thẳng, không được gồng lên, cổ tránh việc cúi xuống quá lâu, ngồi đúng vị trí yên xe, tránh ngồi lệch làm lưng bị vẹo sang một bên
>> Xem thêm: Thoái Hóa Cột Sống Và Những Bài Tập Thoái Hóa Cột Sống Trong Điều Trị Và Hồi Phục Bệnh
Hy vọng những thông tin mà DrKnee chia sẻ trên đây giúp bạn có thể trả lời cho câu hỏi: Người bệnh thoái hóa cột sống có nên đạp xe hay không. Để được tư vấn và thăm khám về các tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây: Phòng khám DrKnee, website: https://drknee.vn/.