
Thay khớp gối cho người cao tuổi hiện đang là một bước tiến dài của ngành chấn thương chỉnh hình. Nhờ có khớp gối nhân tạo, rất nhiều bệnh nhân đã không còn phải chịu những cơn đau, sự hạn chế vận động do căn bệnh thoái hóa khớp gối đem đến. Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu về thay khớp gối cho người cao tuổi. Biện pháp hữu hiệu để điều trị thoái hóa khớp gối cho người già.
Thay khớp gối cho người cao tuổi
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng, thay khớp gối, nói chính xác hơn là tái tạo bề mặt khớp gối. Bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo bằng cách thay thế bề mặt xương. Có bốn bước cơ bản trong điều trị thay khớp gối nhân tạo bao gồm:
- Chuẩn bị xương
- Đặt vật liệu cấy ghép nhân tạo
- Tái tạo bề mặt xương, ở đây là xương bánh chè
- Chèn miếng đệm tạo bề mặt trơn láng
Sau thay khớp gối nhân tạo, bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi lại khả năng vận động, không còn chịu những cơn đau do tổn thương khớp gối. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng được chỉ định thay khớp gối. Thay khớp gối thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng, chấn thương khớp gối, viêm khớp dạng thấp tại gối… mà các biện pháp điều trị bảo tồn như dùng thuốc, tiêm, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng không cải thiện được tình trạng của bệnh nhân.
Thông thường, phẫu thuật thay khớp gối cho người cao tuổi thường được chỉ định ở bệnh nhân trên 60 tuổi, tuổi thọ của khớp gối nhân tạo vào khoảng 10 – 20 năm.
Thách thức đi kèm cơ hội
Nhìn chung, chỉ định thay khớp gối thường gặp nhất ở người cao tuổi nhằm giúp phục hồi chức năng của khớp gối. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp gối cho người cao tuổi là một cuộc phẫu thuật chứa đầy nguy cơ.
Người cao tuổi thường mắc các bệnh lý nền. Các bệnh lý này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trong phẫu thuật và giai đoạn hậu phẫu, phục hồi. Một trong những căn bệnh người già hay mắc phải là tăng huyết áp. Khi huyết áp bệnh nhân tăng, phẫu thuật sẽ khó cầm máu hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật.
Một trong những căn bệnh hay mắc phải khác là đái tháo đường. Đái tháo đường là bệnh lý gây tổn thương hệ thống vi mạch. Do đó, nếu không kiểm soát tốt đường huyết trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành. Thời gian nằm viện của bệnh nhân phải kéo dài hơn, quá trình phục hồi chức năng của khớp cũng tốn nhiều thời gian hơn.
Rất nhiều người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu. Chẳng hạn như xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Trong trường hợp này, nếu bắt buộc phải thay khớp gối, bệnh nhân cần được truyền thêm tiểu cầu để tránh tình trạng chảy máu không cầm khi phẫu thuật.
Các bệnh nhân nam thường mắc bệnh lý gan. Xơ gan là nhóm bệnh lý khiến cho phẫu thuật khớp gối gặp nhiều khó khăn. Nhiều khi bệnh nhân không thể phẫu thuật do xơ gan quá nặng.
Trong một số bệnh lý nặng nề như suy tim, rối loạn đông cầm máu nặng, thiếu máu nặng, suy thận giai đoạn cuối… Bạn sẽ không thể tiến hành phẫu thuật thay khớp gối.
Khi chúng ta già đi, hệ thống xương khớp cũng già đi. Loãng xương là một trong những nguyên nhân khiến cho khớp gối của bạn lâu lành.
Nhìn chung, phẫu thuật thay khớp gối cho người già chứa đựng rất nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, rủi ro luôn đi kèm cùng cơ hội. Phẫu thuật thay khớp gối sẽ trả lại cho bệnh nhân một cuộc sống tươi đẹp hơn. Bạn cũng yên tâm vì trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ hội chẩn các chuyên khoa, xử lý ổn thỏa các bệnh lý nền của bạn để tránh biến chứng xảy ra dù là nhỏ nhất.
Khi so sánh phần trăm giữa rủi ro và thành công của phẫu thuật thay khớp gối cho người cao tuổi, rủi ro chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ mà thôi!
Xem thêm: Thoái Hóa Khớp Gối Có Nguy Hiểm Không
Chăm sóc sau thay khớp gối cho người già
Người già thường khó phục hồi hơn người trẻ. Sau phẫu thuật thay khớp gối, người già tốn nhiều thời gian, phải tập phục hồi chức năng vất vả hơn để mau chóng đưa khớp gối về trạng thái hoạt động bình thường.
Sau phẫu thuật thay khớp gối ở người già, bạn hãy thực hiện đúng phác đồ của chuyên viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Đừng quá hoang mang hay lo lắng vì phải tiến hành quá nhiều bài tập phục hồi hay bây giờ vẫn chưa thể đi lại được bình thường. Mọi thứ cần phải có thời gian, khớp gối cũng cần thời gian nhất định để phục hồi.
Đốt cháy giai đoạn không bao giờ là điều nên làm trong vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong khi tập vật lý trị liệu, bạn nên có con cái tham gia cùng các buổi tập. Nhất là tập đi lại, cần có người ở bên cạnh nhằm phòng tránh nguy cơ té ngã.
Bạn cũng không nên quá kiêng khem trong ăn uống. Không có gì khiến bạn nhanh chóng khỏe lại bằng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng các nhóm thực phẩm. Nhiều người già thường kiêng món này món kia do sợ sẹo lồi, sưng mủ, lâu lành… Trong y học hiện đại, không có bất kỳ món ăn nào bạn cần phải kiêng khem sau phẫu thuật trừ khi có các bệnh lý cần phải có chế độ ăn uống, hướng dẫn của chuyên gia.
Thay khớp gối cho người cao tuổi là một trong những cuộc phẫu thuật mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho những người đang ngày ngày phải đối mặt với những đau đớn, khó khăn trong vận động do tổn thương khớp gối mang lại.
Nếu bạn có mong muốn phẫu thuật thay khớp gối cho chính mình hay những người thân yêu trong gia đình như bố, mẹ, cô, chú… bạn băn khoăn không biết nên chọn cơ sở y tế nào uy tín? Hãy liên hệ với Phòng khám Dr Knee! Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, nhất định sẽ đưa cho bạn câu trả lời chính xác nhất.