Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết Về Thay Khớp Háng Hai Bên

Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết Về Thay Khớp Háng Hai Bên

Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết Về Thay Khớp Háng Hai Bên

Thay khớp háng hai bên là một trong những phẫu thuật lớn và phức tạp. Thông thường, các bệnh lý của khớp háng thường điều trị nội khoa và chỉ can thiệp phẫu thuật khi không thể điều trị nội khoa bảo tồn. Trong tất cả các chỉ định thường gặp của khớp háng nhân tạo, có lẽ thoái hóa khớp háng là chỉ định thường gặp nhất mà bệnh nhân phải thay khớp háng cả hai bên. Bài viết này sẽ đề cập đến thay khớp háng cả hai bên trong bệnh lý thoái hóa khớp háng.

Thoái hóa khớp háng và phẫu thuật thay khớp háng

thoái khóa khớp háng và phẫu thuật thay khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, hiểu đơn giản, thoái hóa khớp háng là tình trạng khớp háng bị bào mòn. Các triệu chứng của thoái hóa khớp háng thường gặp là đau vùng bẹn lan xuống đùi hoặc khớp gối, đi lại khó khăn, nhói khi xoay người,… Giống như mọi bệnh lý thoái hóa khác, khi nghỉ ngơi bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn.

Thoái hóa khớp háng thường chia làm hai loại, thoái hóa nguyên phát và thứ phát. Thoái hóa nguyên phát thường gặp ở người từ 60 tuổi trở lên. Thoái hóa thứ phát thường gặp sau các bệnh lý như gãy cổ xương đùi, thiểu sản khớp háng, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, trật khớp háng,…

Thoái hóa khớp háng có rất nhiều cách điều trị và tùy giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Một trong số đó là phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thường chia làm 2 loại chính gồm thay khớp háng toàn phần và bán phần. 

Thay khớp háng hai bên là phẫu thuật được tiến hành khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng cả hai bên nặng nề, không thể điều trị bảo tồn nhằm phục hồi chức năng khớp háng, cải thiện tình trạng bệnh cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Thuận lợi của thay khớp háng hai bên

Thuận lợi của thay khớp háng hai bên

Thay khớp háng là một cuộc đại phẫu. Đối với thay khớp háng do thoái hóa, bạn được chuẩn bị hoàn toàn về thời gian, tiền bạc, sức khỏe cũng như tâm lý. Bởi lẽ đây thường là một cuộc phẫu thuật được lên lịch và được chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, mỗi lần thay khớp háng, thủ tục sẽ rất rườm rà vì bạn phải nhập viện, làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, khám tổng quát nội khoa, khám gây mê trước phẫu thuật.

Chưa kể đến việc bạn phải lên phòng phẫu thuật hai lần, gây mê hai lần, chịu đựng cơn đau phẫu thuật hai lần… thay khớp háng hai bên giải quyết được tất cả vấn đề này. Những lợi ích của việc thay khớp háng hai bên:

  • Bệnh nhân chỉ cần lên phòng phẫu thuật một lần, chịu đựng một cuộc phẫu thuật. Giảm khả năng gặp biến chứng khi phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật.
  • Bệnh nhân chỉ thực hiện một cuộc gây mê/gây tê, giúp giảm biến chứng, tác dụng phụ của thuốc gây mê/gây tê
  • Tiết kiệm chi phí
  • Giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân, bệnh nhân không cần chuẩn bị tâm lý 2 lần
  • Giảm thời gian nằm viện, sử dụng thuốc, tránh kháng thuốc kháng sinh
  • Tập vận động đồng thời cả hai chân, nhanh chóng hồi phục chức năng của cả hai khớp háng
  • Bệnh nhân không cần chịu đựng những cơn đau do khớp háng còn lại chưa được thay thế.

Bất lợi của thay khớp háng 2 bên

Bất lợi của việc thay khớp háng hai bên

Thay khớp háng 2 bên không chỉ mang trong mình những ưu điểm mà còn có cả nhược điểm. Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng mang trong mình hai mặt tích cực và tiêu cực, thay khớp háng hai bên cũng vậy. Tuy nhiên, khi so sánh với các ưu điểm của nó, các nhược điểm của việc thay khớp háng hai bên có thể chấp nhận được.

  • Bác sĩ, bệnh nhân, người nhà, và các phương tiện, dụng cụ, gây mê hồi sức, cấp cứu cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn so với thay khớp háng một bên.
  • Bệnh nhân cũng chịu đau hơn khi thay khớp háng hai bên. Tuy nhiên, điều này có thể được giải quyết bằng việc sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng, thời gian và đường dùng.
  • Bệnh nhân cần phải chuẩn bị một khoản tiền lớn một lúc cho cuộc phẫu thuật. 
  • Cần phải chăm sóc hậu phẫu, phục hồi chức năng tốt hơn sau mổ.

Lưu ý khi phẫu thuật thay khớp háng hai bên

Chúng tôi luôn muốn nhắc lại với bạn, thay khớp háng hai bên là một cuộc đại phẫu. Do đó, trước mổ, bạn cần phải chuẩn bị cho mình một tâm lý, thái độ tốt. Không nên lo lắng quá nhiều về cuộc phẫu thuật của bạn. Đảm bảo sức khỏe thật tốt, điều trị ổn định các bệnh lý nền nếu có như tăng huyết áp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa… Thực hiện đầy đủ các cận lâm sàng cần thiết và tuân thủ nghiêm túc điều trị của bác sĩ.

Lưu ý khi phẫu thuật thay khớp háng hai bên

Trong mổ thay khớp háng hai bên, đa phần bạn sẽ được gây tê đám rối thần kinh thắt lưng. Bạn hoàn toàn không cảm nhận được bất kỳ đau đớn nào trong quá trình mổ. Việc của bạn đó là hít thở thật đều, có thể nhắm mắt ngủ một giấc nếu muốn.

Sau mổ, bạn nên tuân thủ nghiêm túc y lệnh, nghỉ ngơi trong ngày đầu. Nếu đau, có diễn biến bất thường, bạn nên báo ngay cho nhân viên y tế được xử trí. Bạn sẽ được sử dụng thuốc giảm đau. Dù vậy, lời khuyên dành cho bạn đó là bất kỳ thuốc nào cũng có tác dụng phụ. Vì thế, chỉ sử dụng nó khi bạn thật sự đau. Bạn nên thực hiện tập luyện, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sớm, đúng và duy trì tốt sau mổ. Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng mang tính quyết định khả năng hoạt động của khớp sau này.

Chăm sóc sau mổ

Chăm sóc sau mổ thay khớp háng hai bên

Chăm sóc sau mổ khớp háng hai bên so với một bên cũng không có nhiều khác biệt. Bạn vẫn thực hiện và duy trì thuốc theo y lệnh của bác sĩ. Điều khác biệt đó là khi phẫu thuật thay khớp háng hai bên, bạn cần chú trọng hơn trong việc vệ sinh vết mổ, chống nhiễm trùng. Bởi lẽ, bạn đang “sở hữu” hai đường vào của vi khuẩn. 

Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sau mổ

Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

Sau khi phẫu thuật khớp háng hai bên, bạn sẽ tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để nhanh chóng lấy lại khả năng vận động của khớp. So với việc thay một khớp háng, thay hai khớp háng tạo điều kiện để bạn tập phục hồi chức năng hai khớp cùng lúc, phục hồi chức năng hai khớp cùng lúc, sớm trở lại với sinh hoạt thông thường. 

Từ ngày đầu tiên sau mổ, bạn có thể tập gấp duỗi cổ chân, co cơ tứ đầu đùi, co cơ mông, nâng chân, gấp gối, dạng chân… Những bài tập sẽ nâng dần độ khó trong các ngày tiếp theo, đến ngày thứ 3-5 sau mổ, bạn có thể tập trong tư thế đứng với dây chun.

Sau 4-6 tuần, bạn có thể di chuyển, đi bằng nạng. Các quá trình tiếp theo, bạn sẽ dần dần phục hồi và đi lại. Lưu ý rằng, bạn không nên gấp khớp quá 90 độ, bắt chéo chân, xoay khớp háng ra ngoài, vào trong ít nhất là 3 – 6 tháng sau mổ để tạo điều kiện cho khớp phục hồi. Bất cứ hoạt động sai tư thế nào cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trật khớp háng sau phẫu thuật.

Phẫu thuật thay khớp háng hai bên là một phẫu thuật trả lại cho bạn một khớp háng với khả năng hoạt động tốt, bền bỉ suốt 15 – 20 năm (tuổi thọ trung bình của khớp háng nhân tạo). Đây là một thương vụ xứng đáng để bạn đầu tư.

Không có một khoản đầu tư nào sinh lời bằng đầu tư cho sức khỏe. Bạn đang bị cơn đau hành hạ mỗi đêm vì thoái hóa khớp háng, bạn muốn chấm dứt tất cả điều đó. 

Hãy liên hệ với Phòng khám DrKnee, chúng tôi có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp cùng máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ cho bạn câu trả lời tối ưu nhất về thoái hóa khớp háng của bạn. Dù là thay khớp háng một hay hai bên, chúng tôi đều có thể đáp ứng nhu cầu của bạn cũng như cho bạn những lời khuyên đúng đắn nhất. 

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00