
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mạn tính thường gặp đặc biệt ở người cao tuổi. Bệnh thoái hóa khớp gối có rất nhiều phương pháp điều trị. Trong đó vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối là một phương pháp điều trị phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định. Vậy vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối có đặc điểm như thế nào và có những lưu ý gì? Hãy cùng phòng khám DrKnee tìm hiểu thật kỹ về liệu pháp điều trị căn bệnh thoái hóa khớp gối này nhé!
Thoái hóa / tổn thương khớp gối là gì?
-
Thế nào là tổn thương khớp gối
Thoái hóa các khớp vùng đầu gối hay chính xác hơn là thoái hóa hệ thống sụn khớp vùng đầu gối có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất nhóm nguyên nhân nguyên phát có thể do yếu tố di truyền, tuổi ngày càng cao, sự rối loạn nội tiết bên trong cơ thể.
Nhóm yếu tố thứ 2 đó chính là các yếu tố thứ phát từ bên ngoài như: Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất béo, vận động tập luyện quá sức so với bình thường, do chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày hay chấn thương lao động nghề nghiệp, do thể trạng béo phì thừa cân… Tất cả những nguyên nhân đó đều là yếu tố thuận lợi gây ra căn bệnh thoái hóa khớp gối.
-
Thoái hóa khớp gối gây ra hậu quả nghiệm trọng
Hậu quả: Gây nhiều hậu quả nguy hiểm làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Căn bệnh này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đi lại, vận động, người bệnh phải chịu cảm giác đau tức vùng đầu gối thậm chí có thể dẫn đến một biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải đó chính là nguy cơ tàn phế suốt đời.
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối là gì?
-
Thế nào là vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối là một phương pháp điều trị nhằm mục đích phục hồi chức năng của khớp gối ở những bệnh nhân mắc căn bệnh thoái hóa khớp gối.
Đây là một phương pháp điều trị có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với phương pháp điều trị nội khoa dùng thuốc và phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Mục đích của phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu là có thể giảm nhẹ tình trạng đau đớn của bệnh nhân.
Đồng thời vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối còn có vai trò làm chậm quá trình thoái hóa của tổ chức xương, sụn, khớp và hệ thống dây chằng ở vùng đầu gối từ đó giúp giảm nhẹ các biến chứng của thoái hóa khớp vùng đầu gối. Vật lý trị liệu còn giúp phục hồi các hoạt động và chức năng bình thường của hệ thống cuông khớp đã bị hạn chế trước đó do bệnh thoái hóa gây nên.
Vai trò vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối có vai trò gì?
-
Vai trò của vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Tác dụng hiệu quả nhất của phương pháp này đó chính là giảm đau và tăng lưu thông tuần hoàn.
Để có thể giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân và giúp khí huyết cũng như tuần hoàn ở vùng đầu gối được lưu thông không bị thuyên tắc và ứ trệ trong phục hồi chức năng người ta sử dụng các phương pháp điện như:
- Phương pháp nhiệt trị liệu: chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chiếu thấu nhiệt vi sóng.
- Phương pháp điện trị liệu: Sử dụng các dòng điện xung có tác dụng là dòng điện giảm đau (dòng Tên, dòng điện giao thoa…), sử dụng sóng siêu âm trong điều trị giúp kháng viêm và có tác dụng giảm đau,từ đó giúp làm mềm tổ chức cơ và hệ thống dây chằng bị tổn thương hoặc đã hình thành xơ sẹo từ lâu và ở sâu bên trong.
- Phương pháp cơ học: Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các loại đai cố định, băng thun để bó gối và cố định các khớp vùng đầu gối khi di chuyển và đi lại, lên xuống cầu thang.
-
Sử dụng phương pháp cơ học để trị liệu hiệu quả
Ngoài ra có thể có các bài tập hướng dẫn bệnh nhân khi sử dụng các loại đai trên. Các bài tập thường áp dụng bao gồm: Gấp, duỗi, dạng, khép vùng khớp gối. Thực hiện các nghiệm pháp chống đối vùng đầu gối, bài tập di động áp dụng cho xương bánh chè.
Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối cho người bệnh thực hiện tại nhà
Bài tập 1
-
Thực hiện bài tập tại nhà
Đây là bài tập đầu tiên mà người bệnh có thể thực hiện được tại nhà. Người bệnh sẽ giữ hai bàn chân dựng thẳng vuông góc với mặt giường đến khi nào thấy mỏi thì bỏ xuống. Thân mình thì nằm duỗi thẳng song song với mặt giường. Mỗi lần tập thực hiện khoảng 20 lần.
Bài tập 2
-
Tập luyện tại nhà để trị liệu thoái hóa khớp gối
Bệnh nhân sẽ nâng cao chân từ từ đến khi giữa mặt giường và cẳng chân tạo một góc khoảng 45 độ thì dừng lại và giữ nguyên, cứ thực hiện đến khi thấy mỏi thì hạ chân xuống và đổi qua chân bên đối diện.
Bài tập 3
Bệnh nhân lúc này lần lượt thực hiện các động tác vận động vùng khớp gối như gấp duỗi. Đồng thời có thể thực hiện nghiêng người sang bên phải và bên trái thay thế nhau. Mỗi động tác có thể thực hiện khoảng 20 lần hoặc hơn tùy vào sức chịu đựng của bệnh nhân.
Bài tập 4
Người bệnh nằm úp người xuống nền hoặc mặt giường sau đó sẽ để vật nặng có thể là bao cắt nhor hoặc bọc bột bên trên chân rồi lần lượt thực hiện các động tác gấp duỗi.
Bài tập 5
Đây là bài tập thực hiện nghiệm pháp đối kháng. Người bệnh có thể tập với bao cát làm lực đối kháng hoặc nhờ người nhà phối hợp để thực hiện các biện pháp chống đối lực.
Bài tập 6
Bài tập này bắt buộc phải sử dụng bục làm bằng gỗ hoặc inox có chiều cao khoảng 20cm. Người bệnh thực hiện các động tác lần lượt đưa chân phải và chân trái của mình theo thứ tự trước sau lên trên bề mặt bục gỗ. Đưa chân phải trước rồi đến chân trái và thực hiện lần lượt như vậy khoảng 5 phút.
-
Cần có phương pháp điều trị vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối hợp lý
Lưu ý khi tập vật lý trị liệu điều trị thoái hóa khớp gối
Khi thực hiện vật lý trị liệu cho khớp gối, việc chú ý và tuân thủ một số điểm sau đây sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích và tránh các rủi ro:
Thảo luận với chuyên gia y tế:
- Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình vật lý trị liệu nào, thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để xác định liệu pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng cụ thể của bạn.
Chọn chuyên gia vật lý trị liệu:
- Lựa chọn chuyên gia có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về vấn đề khớp gối.
- Đảm bảo họ hiểu rõ về thoái hóa khớp gối và có kỹ năng áp dụng các phương pháp điều trị vật lý trị liệu phù hợp.
Tập trung vào sự linh hoạt và cơ bắp:
- Bài tập nhẹ nhàng để cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của cơ bắp xung quanh khớp gối.
- Các bài tập cần được thiết kế để tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự ổn định cho khớp gối.
Điều chỉnh khi cần thiết:
- Nếu bất kỳ bài tập nào gây đau hoặc không thoải mái, thông báo ngay với chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ của bạn.
- Điều chỉnh chương trình tập luyện nếu cần để tránh tình trạng làm tổn thương thêm khớp gối.
Hỗ trợ từ thiết bị và kỹ thuật:
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gối, băng đảm bảo sự ổn định cho khớp gối trong quá trình tập luyện.
- Kỹ thuật đúng đắn khi thực hiện các bài tập để tránh tình trạng căng thẳng quá mức.
Tự quản lý và tự chăm sóc:
- Học cách thực hiện các bài tập tại nhà để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh cho khớp gối.
- Theo dõi và báo cáo với chuyên gia về bất kỳ tiến triển hoặc thay đổi nào trong quá trình điều trị.
Kết hợp với các phương pháp khác:
- Ngoài vật lý trị liệu, có thể kết hợp với việc sử dụng nhiệt độ hoặc lạnh, máy massage, hoặc yoga để giảm đau và cải thiện sự linh hoạt.
Lưu ý đến cảm giác và phản hồi của cơ thể:
- Lắng nghe cơ thể, nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đau đớn sau khi tập luyện, nghỉ ngơi và tránh tập luyện quá mức.
Hỗ trợ tâm lý:
- Thực hiện vật lý trị liệu có thể mang lại áp lực tâm lý, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc nhóm hỗ trợ để giúp bạn vượt qua thử thách.
Tuân thủ chương trình vật lý trị liệu cùng với sự hỗ trợ và hướng dẫn của chuyên gia y tế sẽ giúp cải thiện sức khỏe
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối là một biện pháp điều trị quan trọng trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Hy vọng rằng qua bài viết trên của phòng khám DrKnee chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người nắm bắt được những thông tin chi tiết và hiểu rõ về phương pháp này hơn.