[Góc Giải Đáp] Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

[Góc Giải Đáp] Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

[Góc Giải Đáp] Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Bạn đang bước vào độ tuổi trung niên và bắt đầu gặp các triệu chứng thoái hóa khớp gối, khó khăn mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Liệu thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Kính mong quý vị đừng xem thường các triệu chứng trên và hãy cùng tìm hiểu cội nguồn cơn đau này qua bài viết dưới đây.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thế nào là thoái hóa khớp gối?

Khớp gối là một trong những khớp lớn và phức tạp của cơ thể. Giúp nâng đỡ cơ thể và chịu áp lực lớn từ trọng lượng và tư thế vận động. Khớp gối được cấu thành từ:

  • Diện khớp là mặt sụn ở các đầu xương tiếp xúc, hợp thành khớp gối là xương đùi, xương chày, xương mác, xương bánh chè.
  • Bao khớp bọc kín lấy khớp, bao này gắn vào viền sụn hai đầu xương
  • Màng hoạt dịch lót ở mặt trong bao khớp, tiết ra chất dịch bôi trơn cho khớp
  • Dây chằng và gân giúp hai diện khớp tiếp khớp với nhau và hỗ trợ bao khớp
    • Đầu gối cử động linh hoạt là nhờ gân kết hợp xương đầu với các cơ chân.
    • Bốn loại dây chằng gối: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng chéo giữa và dây chằng bên giúp giữ cho khớp gối ổn định.

Thoái hóa khớp gối hiểu đơn giản là tình trạng thoái hóa của các sụn, xương dưới sụn, các cấu trúc khác ở khớp và quanh khớp gối. Quá trình thoái hóa khớp sẽ dẫn đến hệ lụy các xương cọ sát mạnh hơn, gây cảm giác đau, cứng vùng khớp gối, hạn chế vận động và đôi khi hình thành gai xương thấy được trên phim chụp.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn biến âm thầm với những dấu hiệu thoái hóa khớp gối rõ dần theo thời gian. Ban đầu biểu hiện thoái hóa khớp không rõ ràng nên người bệnh rất dễ bỏ qua.

Các dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Giai đoạn đầu

Bệnh hiện lên mơ hồ khi thi thoảng bạn cảm thấy khó chịu với vài cơn đau nhẹ thoáng qua ở mặt trước, mặt trong khớp gối mỗi khi làm nặng hoặc sai tư thế. Bởi khi đó, sụn có thể chỉ mới tổn thương nhẹ và khoảng cách giữa các xương vùng gối chưa có sự thu hẹp rõ ràng.

Giai đoạn giữa

Những cơn đau thường xuyên hơn mỗi khi bạn đi lại nhiều, chạy dài hay lên xuống cầu thang. Cơn đau có thể giảm nhiều khi nghỉ ngơi. Lúc thức dậy mỗi sáng, bạn có thể bị cứng khớp, cảm giác khó cử động sau hàng giờ không gấp duỗi. Đây là dấu hiệu cảnh báo không gian giữa các xương đã dần hẹp lại.

Giai đoạn thương tổn

Cảm giác đau trở nên nghiêm trọng mỗi khi bạn đi bộ hay cử động khớp. Lên xuống cầu thang hay cúi người, quỳ gối cũng đều là thử thách với bạn. Khớp gối còn có thể sưng đau hoặc nhiều người nặng hơn, giảm khả năng vận động. Tiếng lạo xạo khi gấp duỗi cũng sẽ thường xuyên hơn. Lúc này khoảng cách các xương thu hẹp, sụn bị vỡ hoặc viêm, chất dịch tiết ra ít làm các xương dễ va chạm vào nhau.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Bị thoái hóa khớp gối nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân và nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp gối như sau:

Nguyên nhân nguyên phát

  • Giới tính: Tỷ lệ nữ giới trên độ tuổi 55 được ghi nhận mắc bệnh nhiều hơn nam. Có thể do thói quen đi giày cao gót tạo áp lực trực tiếp lên sụn và dây chằng trước của khớp gối thường yếu hơn nam.
  • Tuổi tác: Thời gian trôi đi, quá trình tổng hợp sụn của cơ thể bạn càng suy giảm. Cộng thêm các tế bào sụn cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo sau độ tuổi trưởng thành.
  • Di truyền: Việc bẩm sinh có biến dạng các xương quanh khớp gối làm tăng nguy cơ thoái hóa sụn khớp. Vài đột biến di truyền khiến nhiều người trẻ tuổi gặp vấn đề viêm xương khớp vùng gối hơn.

Nguyên nhân thứ phát

Các yếu tố làm thay đổi đặc tính của sụn, hư hại bề mặt khớp. Hoặc các nguyên nhân cơ học đẩy nhanh quá trình thoái hóa do tạo lực nén bất thường, quá tải lên diện khớp.

  • Thừa cân: Sức nặng của bạn chính là áp lực lớn đè lên hai khớp gối. Trọng lượng càng lớn thì sụn khớp càng nhanh hao mòn theo thời gian.
  • Tư thế làm việc, vận động quá sức: Giữ tư thế gấp duỗi không đúng với góc độ tự nhiên của khớp khi làm việc sẽ gây tăng lực nén bất thường lên mặt khớp. Thường gặp ở người chơi thể thao, người ngồi xổm hoặc quỳ lâu,…
  • Ăn uống, sinh hoạt: Thực đơn hàng ngày thiếu dưỡng chất Canxi, vitamin B,.. có thể làm các túi hoạt dịch giảm tiết chất nhờn. Và việc lạm dụng rượu bia nhiều cũng không tốt cho quá trình sụn khớp tái tạo.
  • Ít tập thể dục: Nếu chăm chỉ tập thể dục, bạn sẽ tránh cho các cơ bị lỏng lẻo, khớp xương thiếu linh hoạt, các cấu trúc cơ, gân, dây chằng dễ sai lệch khi va chạm.
  • Tai nạn, chấn thương: Gãy xương bánh chè, đầu dưới xương chày hoặc tổn thương đứt, giãn dây chằng,… đều gây tổn thương sụn khớp. Điều trị sai cách hoặc chần chừ sẽ làm nặng thêm tình trạng thoái hóa.
  • Bệnh tật: Bệnh nhân có sẵn các tổn thương sau thường dễ bị thoái hóa khớp gối hơn cả: Viêm khớp dạng thấp, Gout, Đái tháo đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,…
  • Hệ miễn dịch phá hủy:Trong tình huống xấu, cơ thể tự tạo cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi, bất kể lành hay hư vì bằng một cách nào đó, cơ thể không xem đó là một phần của mình.
  • Lạm dụng thuốc kháng viêm Corticoid: Sử dụng quá mức các thuốc này làm ức chế quá trình tái tạo, kích thích hủy xương dưới sụn. dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn.

Chuẩn đoán thoái hóa khớp gối

thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không

Dựa vào triệu chứng:

  • Đau: cơn đau thường là biểu hiện sớm của bệnh và tăng dần mức độ theo tình trạng thoái hóa. Từ đau nhẹ mơ hồ đến đau tăng mỗi khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể kéo dài cùng gối, nhất là mỗi khi trời trở lạnh.
  • Cứng khớp: Bệnh nhân thấy khó gấp duỗi gối vào mỗi sáng sau hàng giờ không vận động, thời gian có thể ngắn, nhưng có khi mất 30 phút để người bệnh cử động bình thường.
  • Hạn chế vận động: cử động gối hạn chế có thể do đau, hẹp khe khớp, cơ xung quanh teo dần, giảm lực.
  • Tiếng lắc cắc, lục cục khi đi lại, gấp duỗi gối thường được bệnh nhân phản ánh
  • Khớp có thể sưng nhưng không nóng, đỏ có thể do tràn dịch, mọc chồi xương
  • Bác sĩ sẽ xem xét hình dạng gối, chân, sờ nắn khớp gối, làm các nghiệm pháp để kiểm tra độ hoạt động khớp

Các hình ảnh bổ trợ chuẩn đoán

  • Chụp XQuang cho bác sĩ thấy rõ độ đặc xương dưới sụn, độ hẹp khe khớp, khảo sát gai xương
  • Nội soi ổ khớp cho hình ảnh trực tiếp mức độ thoái hóa và tổn thương ổ khớp khó thấy trên Xquang, sinh thiết màng hoạt dịch và có ý nghĩa điều trị.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI quan sát hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều, thấy được những thay đổi trên Xquang và cả tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch
  • Siêu âm khớp giúp khảo sát gai xương, hẹp khe khớp, tràn dịch khớp, dày bao hoạt dịch hoặc mảnh xương sụn tự do trong ổ khớp
  • Xét nghiệm máu, dịch khớp khảo sát phản ứng viêm, độ nhớt,..

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các thương tổn do thoái hóa khớp gối về lâu dài sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho bệnh nhân.

Bởi đau khớp mỗi khi gấp duỗi nên bệnh nhân sẽ ngại đứng lên ngồi xuống, không đi lại nhiều. Càng ít hoạt động thì cơ bắp vùng này càng teo dần.

Việc khe khớp hẹp dần hoặc có gai xương gây đau cộng thêm cơ bắp không còn lực làm bệnh nhân hạn chế vận động rất nhiều.

Không phát hiện và điều trị kịp thời thoái hóa khớp gối sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Chưa kể việc tổn thương mặt khớp có thể làm lệch trục xương, gây biến dạng chi. Nằm nhiều để khỏi đau thì kéo theo thừa cân, béo phì trở thành nguy cơ cho nhiều bệnh lý khác.

Các cơn đau và trở ngại trên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ của người bệnh, về lâu dài gây nên các rối loạn không đáng có.

Khuyết tật và hạn chế vận động:

  • Deformities: Sự thoái hóa nặng có thể gây ra biến dạng ở khớp gối, làm mất đi cấu trúc bình thường và dẫn đến khó khăn trong việc vận động.
  • Hạn chế vận động: Khớp gối không linh hoạt, cứng và khó di chuyển, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Đau và viêm kéo dài:

  • Chronic Pain: Thoái hóa khớp gối có thể gây ra đau mãn tính ở khớp gối, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần.
  • Viêm cấp tính: Có thể xảy ra viêm nặng tại khớp gối khi mô sụn bị tổn thương, gây đau và sưng.

Tăng nguy cơ chấn thương:

  • Tăng nguy cơ gãy xương: Khớp gối yếu và không ổn định có thể làm tăng nguy cơ gãy xương trong các tai nạn hoặc vụ va chạm.
  • Chấn thương mô liên kết: Sự mài mòn mô sụn có thể dẫn đến chấn thương mô liên kết và các vấn đề liên quan đến dây chằng, gây đau và hạn chế vận động.

Tác động tới sức khỏe toàn diện:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Thoái hóa khớp gối có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, thực hiện hoạt động hàng ngày và tương tác xã hội.
  • Căng thẳng tinh thần: Đau đớn và hạn chế vận động có thể gây ra căng thẳng tinh thần và ảnh hưởng đến tâm lý.

Nâng cao rủi ro mắc các bệnh liên quan:

  • Bệnh tim mạch: Sự hạn chế vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tim.
  • Bệnh tiểu đường: Không vận động và tăng cân nặng do thoái hóa khớp gối có thể tăng rủi ro mắc bệnh tiểu đường.

Thoái hóa khớp gối không chỉ ảnh hưởng đến khớp gối mà còn có tác động lớn đến sức khỏe toàn diện và chất lượng cuộc sống. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời có thể giúp giảm nguy cơ các biến chứng này.

Điều trị thoái hóa khớp gối

Mỗi năm trôi đi, cơ thể lại thầm gửi đến cho ta những tín hiệu báo nguy, khớp gối cũng không ngoại lệ. Chính bởi sau tuổi trưởng thành, quá trình tổng hợp sụn của cơ thể bạn càng giảm, các tế bào sụn cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo. Vậy nên tình trạng thoái hóa khớp gối ở những người lớn tuổi là thường gặp hơn cả và được coi như “bệnh người già”.

Điều trị thoái hóa khớp gối kịp thời

Mặc dù không thể “cải lão hoàn đồng”, nhưng từ nghiên cứu, kinh nghiệm và thực tế, có nhiều phương pháp điều trị đã ra đời. Tất cả phương pháp dưới đây đã và đang góp sức trong công cuộc kiểm soát thoái hóa và cải thiện tình trạng vận động cho bệnh nhân. Việc điều trị nhằm mục đích giảm đau, phục hồi khả năng gấp duỗi cho bệnh nhân, hạn chế các biến chứng sau này.

Điều trị không dùng thuốc

Luyện tập thể dục thể thao
  • Tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và cân nặng
  • Chế độ ăn uống giàu Canxi, protein, vitamin,..bổ sung thành phần tái tạo dịch khớp và tránh dầu mỡ, rượu bia.
  • Giảm cân giúp giảm tải đè ép lên khớp gối là điều dễ nhất với những bệnh nhân thừa cân
  • Tập thể dục giúp tăng cường sức cơ vùng chân, độ linh hoạt khớp gối. Vận động nhẹ nhàng trong các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe được khuyến khích.
  • Tránh các tư thế ngồi xổm, quỳ lâu, leo trèo gây quá tải sụn khớp, không để té ngã va đập vùng gối.
  • Vật lý trị liệu: giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục, nâng tầm hoạt động khớp gối như các bài tập chân, kích thích điện, siêu âm, xoa bóp, thủy trị liệu,..
  • Châm, cứu, thuốc đắp giúp giảm đau hiệu quả thông qua kích thích huyệt đạo, tăng lưu thông khí huyết vùng gối

Điều trị chuyên sâu

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau bôi tại chỗ như Fastum Gel, Diclofenac bôi có tác dụng nhanh, an toàn
  • Thuốc giảm đau thông thường nhóm Acetaminophen( Paracetamol) hiệu quả ở thoái hóa mức độ nhẹ và trung bình
  • Thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID) khi các thuốc trên không hiệu quả, vd Celecoxib, Ibuprofen,..; cân nhắc ở bệnh nhân đau dạ dày.
  • Tiêm Corticoid vào khớp trong các bệnh nhân có thoái hóa khớp kèm viêm, tràn dịch khớp. Sau khi hút dịch mới tiến hành tiêm vào ổ khớp
    • Thuốc làm giảm quá trình thoái hóa và bồi dưỡng sụn khớp: Glucosamine sulphate 1500 mg/ ngày, Diacerein 50 mg x 2 viên/ ngày
    • Tiêm Hyaluronic acid (HA) vào ổ khớp: dùng thay thế dịch khớp, bảo vệ các tổ chức và cải thiện cấu trúc sụn khớp.
    • Các sản phẩm PEPTAN để bổ sung protein hồi phục xương dưới sụn. Kích thích tế bào sụn sản xuất chất căn bản tạo nên sụn và dịch khớp, tăng mật độ khoáng và sức bền của xương Vd Jex Max

Điều trị phẫu thuật

Trong các trường hợp thoái hóa khớp không cải thiện sau quá trình điều trị thuốc, thay đổi lối sống và tập phục hồi chức năng mà tổn thương khớp nặng nề. Các phẫu thuật này đòi hỏi độ khó và trình độ chuyên môn cao, cần được thực hiện tại cơ sở, bệnh viện chuyên khoa.

Mổ nội soi ổ khớp:

Phẫu thuật này cho phép quan sát trực tiếp, sửa chữa tổn thương, làm sạch, rửa ổ khớp. Cụ thể như tiến hành ghép sụn cho tổn thương mất sụn, làm sạch ổ khớp, lấy bỏ những mảnh sụn bị bong nguy cơ gây kẹt khớp, hút rửa dịch viêm, kích thích mô khớp phát triển. Phẫu thuật này giúp giảm đau hiệu quả vì loại bỏ thương tổn tại chỗ, nhưng không chỉ định trên tất cả bệnh nhân.

Đục xương chỉnh trục:

Chỉ định cho vài bệnh nhân trẻ tuổi mà lớp sụn của một ngăn khớp gối (trong hoặc ngoài) bị bào mòn và việc thoái hóa khớp gối gây biến dạng vẹo trong hoặc vẹo ra ngoài. Phẫu thuật này sẽ giúp chỉnh lại trục cơ học của khớp gối, tăng khả năng chịu lực lên ngăn còn lại không bị bào mòn lớp sụn. Sau phẫu thuật, cơn đau sẽ biến mất trong thời gian dài.

Thay khớp nhân tạo:

Phương pháp này được tiến hành khi khớp đã hư nghiêm trọng, lớp sụn bào mòn nhiều. Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần sụn bị mòn, đặt một khớp nhân tạo vào thay thế, đây là một lớp nhựa nhân tạo chịu lực tốt. Bệnh nhân sẽ hết đau khi đi lại, vận động khớp gối cũng linh hoạt hơn. Cân nhắc thực hiện dựa trên tuổi bệnh nhân vì có hạn 15 năm, thường tiến hành ở người trên 60 tuổi.

Phòng tránh thoái hóa khớp gối

Cần làm gì để phòng tránh thoái hóa khớp gối

Bệnh nhân cần được tư vấn đúng, chuẩn y khoa về bệnh để có những hiểu biết đúng đắn từ đó có chế độ ăn uống, sinh hoạt, thể dục hợp lý và tuân thủ, hợp tác điều trị với phương pháp phù hợp được bác sĩ đặt ra. Cụ thể:

  • Hãy ăn uống lành mạnh, nói không với rượu bia, giảm thiểu dầu mỡ, ăn nhiều thức ăn giàu Canxi, vitamin, protein,…
  • Kiểm soát tốt cân nặng, tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng nhất là những bài tập tăng sức dẻo dai ở chân và gối. Hạn chế va chạm, chấn thương
  • Giữ tư thế đứng và ngồi đúng, không ngồi xổm, ngồi bó chân, quỳ lâu,… cần thay đổi tư thế mỗi 20-30 phút để cơ không bị mỏi.
  • Xoa bóp, ngâm chân để khí huyết lưu thông tốt
  • Khám sức khỏe định kỳ để không bỏ sót dấu hiệu bệnh

Nói tóm lại, bệnh thoái hóa khớp gối không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể ít nhiều đem lại phiền toái và trở ngại cho cuộc sống của bạn. Vì vậy, hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng những kiến thức và hành động thiết thực trên. Mỗi hành động nhỏ nhưng kết quả lớn. Nếu đã có dấu hiệu thì hãy đến ngay phòng khám DrKnee để kiểm tra, đánh giá và được tư vấn về tình trạng bệnh của mình để có thể điều trị đúng và kịp thời bạn nhé.

Tài Liệu Tham Khảo

  1. Chuyên sâu điều trị thoái hóa khớp gối – DrKnee
  2. Thoái hóa khớp gối khả năng nguy hiểm – Trung tâm y tế quận 4
  3. https://hongngochospital.vn/bien-chung-thoai-hoa-khop-goi/
  4. http://nhidongcantho.org.vn/Default.aspx?tabid=556&ch=4869
  5. https://www.baosonhospital.com/benh-thoai-hoa-khop-goi-co-nguy-hiem-khong

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00