Thoái Hoá Cột Sống Ở Phụ Nữ Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất

Thoái Hoá Cột Sống Ở Phụ Nữ Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất

Thoái Hoá Cột Sống Ở Phụ Nữ Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất

Thoái hoá cột sống ở phụ nữ mang thai là nỗi lo của rất nhiều chị em đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ. Lúc này, cơ thể nặng nề, mệt mỏi kéo theo các cơn đau lưng dữ dội. Nhiều người gần như không thể sinh hoạt hay hoạt động bình thường. Vấn đề này không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà thai nhi cũng có thể ảnh hưởng. Vậy làm thế nào để phòng tránh tình trạng thoái hóa này?

Thoái hóa cột sống ở mẹ bầu là gì?

Thoái hóa cột sống ở phụ nữ mang thai là tình trạng viêm xương khớp xảy ra tại cột sống. Đây là bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Dù ở độ tuổi nào bạn cũng có thể gặp tình trạng này. Bệnh chủ yếu tập trung ở cột sống cổ, cột sống ngực hay cột sống thắt lưng. Với phụ nữ mang thai thoái hóa chủ yếu xảy ra ở đốt sống cổ cột sống thắt lưng. Đây là tình trạng phổ biến nhất mà các bà bầu có thể gặp phải.

loãng xương khi sinh nở

Nhiều người gặp tình trạng này trước và trong khi mang thai. Nhiều chị em gặp vấn đề thoái hóa sau khi sinh con và đang cho bú. Bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của các chị em. Những cơn đau khiến giấc ngủ không ngon giấc, đặc biệt vào ban đêm. Nhiều người gặp các cơn đau dữ dội khiến họ không thể đi lại. Trầm trọng hơn nhiều người chị thoát vị và thai to chèn ép cảm thấy khó thở, mệt mỏi.

Bệnh thoái hóa cột sống với phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa cột sống ở phụ nữ mang thai

Thoái hoá cột sống ở phụ nữ mang thai kéo dài sẽ khiến mẹ sụt cân,  suy giảm sức đề kháng. Nhiều mẹ do mang thai không thể điều trị mà cột sống rất dễ bị biến dạng. Cũng có những trường hợp cột sống xuất hiện các gai xương gây đau nhức dữ dội. Đặc biệt các cơn đau dữ dội hơn khi di chuyển hoặc mang vác nặng. Ngoài ra, những trường hợp nguy hiểm có thể gây biến chứng dẫn đến teo cơ và bại liệt hoàn toàn.

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khó chịu và căng thẳng. Điều này do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, dù cột sống bình thường thì mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy đau lưng, nhất là giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi.

Nếu mang thai cùng với tình trạng thoái hóa cơn đau ở thắt lưng diễn ra thường xuyên. Mẹ bầu rất có thể bị mất ngủ kéo dài và ăn không ngon. Tâm trạng có thể đi xuống, rất dễ cáu gắt, bực bội.

Việc hấp thụ dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cân nặng. Nhiều người tự mua thuốc uống và điều trị tại nhà có thể gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi. Bởi vậy, người mẹ luôn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chăm sóc và điều trị

Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng thoái hóa cột sống

Hiện tượng này có thể gặp ở bất cứ đối tượng là lứa tuổi nào. Tuy nhiên có  một số đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng này như:

  • Người trung niên và cao tuổi: những người ngoài 50i tuổi ở cả nam và nữ đều rất dễ gặp phải tình trạng thoái hóa.

Người trung niên và cao tuổi

  • Dân văn phòng thường xuyên ngồi làm việc trước máy tính ở một tư thế: việc đi lại ít, vận động không thường xuyên cũng có thể làm các cơ xương khớp xương bị thoái hóa.
  • Phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú: Đây là đối tượng dễ gặp phải tình trạng loãng xương, đau mỏi xương khớp do thiếu hụt canxi.
  • Người làm việc nặng, thường xuyên bê vác: những đối tượng này có thể gặp tình trạng thoái hóa sớm.

Người làm việc nặng, thường xuyên bê vác

  • Người gặp các vấn đề về xương khớp: một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút.
  • Người bị thừa cân, béo phì rất dễ có nguy cơ gặp phải vấn đề về cột sống: cân nặng dễ chèn ép lên phần cuộc sống có thể làm tình trạng viêm và thoái hoá sớm.
  • Người gặp các tai nạn: như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, va chạm thể thao. Phần cột sống có thể bị ảnh hưởng do những va chạm mạnh này gây nên

Người gặp các tai nạn

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống của người mang bầu

Khi mang thai, cơ thể người mẹ tự động tập trung các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Đặc biệt canxi và máu để nuôi lớn thai nhi sẽ được cơ thể người mẹ dồn lại. Lượng canxi bình thường với mẹ mang thai sẽ thiếu hụt nhiều hơn nữa. Vì thế khi mang bầu tình trạng thoái hóa sẽ diễn biến nhanh chóng hơn.

Các dấu hiệu trầm trọng khiến mẹ bầu có nhiều cơn đau hơn. Sau quá trình sinh nở, cột sống của bạn có thể gặp nhiều vấn đề xấu đi. Đồng thời, sau khi sinh người mẹ còn rất dễ đối mặt với nguy cơ loãng xương nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Những Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phương Pháp Phòng Ngừa Thoái Hóa Cột Sống Ở Người Trẻ

Biểu hiện của người bị thoái hoá cột sống ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này thường có một số biểu hiện cụ thể như:

  • Đau âm ỷ hoặc đau dữ dội ở phần thắt lưng, cột sống. Những cơn đau có thể lan đến vai gáy, các khớp háng. Việc đi lại, di chuyển hay sinh hoạt gặp rất nhiều bất tiện.

Biểu hiện thoái hoá cột sống ở phụ nữ mang thai

  • Cột sống thắt lưng có thể bị sưng tấy, nóng rát hoặc sưng đỏ. Vùng cột sống bị sưng có thể lan đến khớp háng, khớp đùi hay khớp bả vai.
  • Việc ăn ngủ, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Nhiều người có thể gặp các cơn sốt hay ớn lạnh do tình trạng thoái hóa gây nên.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thường xuyên bị mất ngủ do đau nhức. Nhiều mẹ bầu có thể xuống cân nghiêm trọng do những cơn đau xuất hiện thường xuyên.

phụ nữ mang thai bị thoái hoá cột sống

>> Xem thêm: Những Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Ở Người Già

Phòng ngừa tình trạng thoái hóa cột sống ở người mang thai

Để hạn chế tình trạng thoái hoá cột sống ở phụ nữ mang thai, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trước, trong quá trình mang thai. Nên ăn nhiều hoa quả, bổ sung thêm sữa tươi, các loại vitamin và khoáng chất cho bà bầu.

Phòng ngừa thoái hóa cột sống ở phụ nữ mang thai

  • Nên sử dụng canxi đường uống trong suốt quá trình mang thai. Với những người gặp vấn đề về thoái hóa có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa glucosamine và vitamin D.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, tránh hoạt động và làm các công việc nặng nhọc. Thường xuyên nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng 1 ngày. Có thể tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản không làm ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng.

Tập một số bài thể dục nhẹ nhàng

  • Thường xuyên thăm khám và thực hiện theo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
  • Thường xuyên thực hiện các bài tập mát xa nhẹ nhàng ở cột sống lưng. Có thể luân phiên chườm nóng và chườm lạnh tại những vị trí bị đau.
  • Cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan trong suốt quá trình mang thai.

tinh thần thoải mái lạc quan

Thoái hoá cột sống ở phụ nữ mang thai có thể đem đến rất nhiều vấn đề nguy hiểm. Bạn cần chăm sóc và có những kiến thức cụ thể về bệnh lý này khi đang mang thai. Phòng khám DrKnee là đơn vị uy tín hàng đầu về điều trị cơ xương khớp. Bạn có thể hẹn lịch tư vấn, thăm khám các bác sĩ chuyên khoa tại đây để giảm bớt áp lực của những cơn đau cột sống.

>> Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc: Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Tập Gym Hay Không? Lợi Ích, Nguy Cơ và Phương Pháp Tập Luyện

Google map

Giờ hoạt động

Monday : 08.00 - 10.00
Tuesday : 08.00 - 10.00
Wednesday : 08.00 - 10.00
Thursday : 08.00 - 10.00
Friday : 09.00 - 07.00
Saturday : 10.00 - 05.00
Sunday : 10.00 - 05.00